Lỗi số 1: Chỉ sử dụng bộ sạc di động kèm theo xe
Bộ sạc di động này có công suất sạc thấp và có thể tốn đến 40 giờ để sạc đầy xe điện của bạn, nhất là với các mẫu xe điện EV mới có dung lượng pin lớn và phạm vi di chuyển dài. Bộ sạc di động này chỉ phù hợp với những nhóm người sử dụng sau:
- Người sử dụng xe máy điện, xe đạp điện
- Người sử dụng xe ô tô điện lai với nguồn nhiên liệu chính vẫn là xăng dầu
- Người sử dụng các mẫu xe ô tô điện mini như Wuling Hongguang EV
- Người có nhu cầu lái xe rất thấp, 2-3 ngày mới lái một lần ở một quãng đường ngắn.
Lỗi số 2: Mua một bộ sạc đắt tiền nhưng thiếu tính năng quan trọng
Bạn có thể mắc sai lầm mua một bộ sạc đắt tiền với nhiều tính năng thông minh, nhưng lại thiếu một tính năng quan trọng là khả năng tương thích OCCP. Tính năng OCCP cho phép bên thứ ba phát triển thêm các tính năng thông minh cho bộ sạc của bạn trong tương lai, ví dụ như không sạc ngay khi pin còn nóng, hẹn giờ sạc vào buổi tối v.v…
Lỗi số 3: Mua một bộ sạc của một hãng xe không tương thích với các hãng xe điện khác
Khi lắp bộ sạc của hãng xe điện Tesla, bộ sạc này có nhiều khả năng sẽ không thể dùng để sạc cho xe điện của các hãng xe điện khác như Ford, Mercedes hoặc Hyundai.
Lỗi số 4: Không dự tính độ dài của dây cáp sạc điện trước khi mua
Khi dây cáp điện quá ngắn, nếu có xe khác đã đỗ ở vị trí tối ưu, xe điện của bạn có nguy cơ không thể cắm sạc được vì lý do dây không đủ dài. Thông thường, độ dài dây cáp điện nên ở phạm vi 5m-10m.
Lỗi số 5: Mua một bộ sạc không đạt tiêu chuẩn và không phù hợp với điều kiện khí hậu
Một bộ sạc không đạt tiêu chuẩn sẽ thiếu an toàn với nguy cơ giật điện, nguy cơ cháy nổ, và có thể làm hỏng bộ pin của xe ô tô điện của bạn. Một bộ sạc không phù hợp với điều kiện khí hậu, ví dụ như sản xuất cho thị trường của Anh (UK) nhưng lắp ở Việt Nam, sẽ dễ bị hỏng và gặp nhiều lỗi hơn trong thời gian hoạt động.
Lỗi số 6: Tự mua và tự lắp bộ sạc điện
Không chỉ gặp nguy cơ bộ sạc điện bị lắp sai và thiếu an toàn, khi tự mua trên mạng và tự lắp bộ sạc cho xe điện, bạn còn phải đối diện với nguy cơ không nhận được bảo hành và bảo hiểm từ bên cung cấp bộ sạc xe điện.
Lỗi số 7: Lắp bộ sạc 1 pha vào nguồn điện 3 pha
Về mặt kỹ thuật, khi lắp bộ sạc 1 pha vào nguồn điện 3 pha, bộ sạc sẽ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ không tận dụng được công suất của nguồn điện 3 pha, trong khi chi phí đầu tư bộ sạc không hề chênh lệch nhiều. Nhiều khả năng bạn sẽ thấy hối tiếc về sau này khi muốn nâng công suất sạc cho xe điện.
Nguồn: SolarQuotes https://www.solarquotes.com.au/electric-vehicles/ev-charger-mistakes/