EVN: Ảnh hưởng của các trạm sạc xe điện đến hệ thống lưới điện quốc gia

Share on facebook
Share on linkedin

Ảnh hưởng của lắp đặt trạm sạc xe điện tới hệ thống điện

Phụ tải cho xe điện


Khi xe điện đi vào hoạt động với việc xây dựng hạ tầng trạm sạc cũng ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống điện tại Việt Nam. Cụ thể là làm tăng trưởng phụ tải. Xét trường hợp phát triển trạm sạc của VinFast, nếu tính công suất tối thiểu trụ sạc 11kW thì 40.000 trụ sạc đồng nghĩa với khoảng 440MW công suất trạm sạc sẽ đấu nối thêm vào hệ thống. Thậm chí có thể lên tới hơn 1.000MW nếu tính các đầu sạc có công suất lớn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tính riêng phụ tải cho xe điện có thể tăng vài trăm MW tới vài GW cho những năm tiếp theo. Tức là tương đương với khoảng 2 tổ máy của NMTĐ Hoà Bình (mỗi tổ máy công suất 240MW) hoặc tương đương với công suất của NMTĐ Lai Châu (1.200MW). Thậm chí còn nhiều hơn nữa nếu hạ tầng trạm sạc tiếp tục phát triển như hiện nay.

Vận hành hệ thống điện

 

Việc phát triển các trạm sạc còn ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện và chất lượng điện năng. Khi khối lượng lớn trụ sạc đấu nối vào lưới điện phân phối sẽ xuất hiện nguy cơ ảnh hưởng tới vận hành lưới điện, tình trạng làm việc an toàn, ổn định của hệ thống điện, gây quá tải lưới điện khu vực nếu không có các giải pháp đối phó kịp thời. Các ảnh hưởng phổ biến liên quan tới chất lượng điện năng bao gồm: mất điện, sụt áp ngắn hạn, quá áp ngắn hạn, sụt áp dài hạn, quá áp dài hạn, sóng hài, xung điện áp, biến động tần số, nhiễu giao thoa điện từ,…

Kinh nghiệm quốc tế

 

Tác động của xe điện và trạm sạc lên lưới điện được ghi nhận tại các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc cho thấy, nếu điều khiển và phối hợp không hợp lý thời điểm sạc với đồ thị phụ tải (ví dụ sạc lượng lớn xe điện vào lúc cuối giờ chiều khi người dân trở về nhà, trùng vào cao điểm tối ) sẽ làm tăng tổn thất công suất, tăng độ lệch điện áp và các vấn đề về chất lượng điện năng. Một nghiên cứu cho các nước khu vực biển Bắc của SEEV 4 -City (Quỹ phát triển vùng của châu Âu) chỉ ra rằng, máy biến áp phân phối sẽ bị quá tải tại cao điểm tối nếu 20% hộ gia đình sạc xe vào thời điểm này. Hơn nữa, nếu không có sự phối hợp sạc điện, thì với 30% hộ gia đình sạc xe với đầu sạc 3kW tại thời điểm 18h tối, thì điện áp sẽ bị kéo thấp xuống dưới ngưỡng cho phép. Hiện tượng trên cũng sẽ xảy ra nếu chỉ 10% hộ gia đình nhưng dùng đầu sạc 7kW.

Các hướng giải pháp công nghệ

Hiện nay, có hai hướng giải pháp công nghệ chính khắc phục ảnh hưởng của xe điện đang được các quốc gia nghiên cứu và hướng tới.

Sạc thông minh (Smart Charging)

 

Cho phép dịch chuyển thời điểm sạc sang lúc thấp tải, với giá điện sạc rẻ hơn. Tuy nhiên, bản thân bộ sạc phải tích hợp các đường truyền và thuật toán để thực hiện việc sạc thông minh.

Xe điện nối lưới (Vehicle to Grid – V2G)

 

Cụ thể, ở một mức độ công suất lớn nào đó, các pin của xe điện có thể cấp ngược công suất và hỗ trợ lưới điện khi cần. Khi đó, bên cạnh bộ chỉnh lưu sẵn có, thì bộ sạc phải có thêm bộ nghịch lưu. Các yêu cầu, tính năng và điều khiển cần phải được nghiên cứu bài bản, chi tiết.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Scroll to Top