admin

Các loại đầu nối cổng sạc ô tô điện

Các loại đầu nối sạc điện xoay chiều AC Đầu nối sạc J1772 (Loại 1)   Phiên bản đầu tiên của đầu nối J1772 có hình vuông, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001 ở California, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phiên bản này chỉ hỗ trợ công suất sạc tới 6.6 kW. Vì vậy, vào năm 2008, Yazaki đã đưa ra phiên bản mới hỗ trợ tới 19.2 kW. Từ năm 2010, phiên bản mới này trở thành đầu nối sạc tiêu chuẩn cho tất cả các loại ô tô ở Hoa Kỳ dưới tên gọi J1772 (Loại 1).   Nhược điểm chính của loại đầu nối sạc này là chỉ hỗ trợ sạc 1 pha, và không có tính năng tích hợp tự động khóa khi sạc.   Đầu nối sạc Mennekes (Loại 2)   Hơn 20 năm trước, châu Âu cũng sử dụng đầu nối sạc J1772 (Loại 1) cho sạc ô tô điện và thấy rất bất tiện khi không sử dụng được điện 3 pha. Vì thế, vào năm 2003, tiêu chuẩn IEC 62196 đã được thiết lập với đầu nối sạc Mennekes (Loại 2). Loại đầu nối sạc này nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu.   Ưu điểm thứ nhất của loại đầu nối sạc này là nó sử dụng cùng giao thức truyền tín hiệu giống như J1772, chỉ khác ở phần đầu nối cuối cùng. Các bộ chuyển đổi đầu nối thụ động có thể được sử dụng để thích ứng giữa loại 1 và loại 2. Ưu điểm thứ hai của đầu nối sạc loại 2 là hỗ trợ hệ thống tích hợp khóa tự động khi sạc. Ưu điểm thứ ba của đầu nối sạc loại 2 là hỗ trợ điện 3 pha.   Tên gọi Mennekes được sử dụng là lấy từ tên của công ty Mennekes của Đức đã phát triển mẫu thiết kế cho loại đầu nối sạc này.   Đầu nối sạc GB/T   Ở Trung Quốc, chuẩn đầu nối sạc GB/T được phát triển bởi Cơ quan Quốc Tiêu (Tiêu chuẩn Quốc gia, Guobiao=GB) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay, đây là loại đầu sạc duy nhất được sử dụng ở Trung Quốc.   Nhìn bên ngoài, loại đầu nối sạc này trông rất giống với đầu nối sạc Mennekes (Loại 2). Tuy nhiên, các dây nối bên trong được sắp xếp theo thứ tự ngược lại hoàn toàn. Vì vậy, cần lưu ý, đầu nối sạc GB/T không tương thích với đầu nối sạc loại 2. Các loại đầu nối sạc điện xoay chiều DC Sạc một chiều DC có tốc độ sạc nhanh hơn nhiều so với sạc xoay chiều DC. Các trụ sạc DC thông thường có công suất 50-60 kW, và có thể lên tới 150 kW, 270 kW, và 350 kW.   Đầu nối sạc CCS Loại 1 và Loại 2 (Combined Charging System)   Đầu nối sạc kết hợp CCS Loại 1 và Loại 2 được sử dụng cho sạc nhanh một chiều DC. Hai loại đầu nối này được tạo ra bằng cách thêm 2 chân cắm vào phía dưới của nguyên bản các đầu nối Loại 1 và Loại 2. Trong chế độ sạc nhanh một chiều DC, hai chân cắm phía dưới này truyền dòng điện sạc, trong khi các chân cắm ở phía trên chỉ có chức năng truyền thông và nối đất. Hai đầu nối sạc này hỗ trợ công suất sạc tối đa là 350 kW.   Đầu nối sạc kết hợp CCS hiện nay là phổ biến nhất cho sạc một chiều DC, với Loại 1 ở Hoa Kỳ, và Loại 2 ở Châu Âu.   Lưu ý, đầu nối sạc kết hợp CCS là không tương thích với các đầu nối sạc CHAdeMO hay GB/T vì chúng sử dụng các giao thức truyền thông hoàn toàn khác nhau. Muốn chuyển đổi giữa các loại đầu nối sạc này cần có các bộ chuyển đổi đặc biệt, thường rất khó tìm mua được.   Đầu nối sạc CHAdeMO   Đầu nối sạc CHAdeMO được phát triển bởi 5 nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản. Các nhà sản xuất này tham vọng thiết lập CHAdeMO là đầu nối sạc tiêu chuẩn toàn cầu vào năm 2010, nhưng họ đã thất bại.   Ủy ban châu Âu muốn loại bỏ hoàn toàn loại đầu nối sạc này ở châu Âu. Ngay cả các hãng sản xuất ô tô điện hiện nay cũng muốn tránh loại đầu nối sạc này.   Đầu nối sạc GB/T   Giống như phiên bản xoay chiều AC, đầu nối sạc GB/T cho điện một chiều DC được phát triển và được sử dụng chỉ ở Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang muốn phát triển phiên bản thứ ba của chuẩn đầu nối sạc này với công suất lên tới 900 kW.   Đầu nối sạc Tesla   Đầu nối sạc Tesla chỉ dùng được ở các trạm sạc của riêng hãng Tesla. Tuy nhiên, Tesla cũng cung cấp các bộ chuyển đổi để đầu nối sạc Tesla có thể chuyển sang J1772 (Loại 1), CHAdeMO và CCS Loại 2. Tham khảo EV Expert EU: https://www.evexpert.eu/eshop1/knowledge-center/connector-types-for-ev-charging-around-the-world EnelX: https://evcharging.enelx.com/ca/en/resources/blog/552-ev-charging-connector-types

Các loại đầu nối cổng sạc ô tô điện Đọc thêm »

6 mẫu ô tô điện ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9-2023

24/08/2023 Sáu mẫu ô tô điện sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9: VinFast VF3 Mercedes-Benz EQB 250 Mercedes-Benz EQS 500 4MATIC SUV Mercedes-Benz EQS SUV 500 4Matic Haima 7X-E KIA EV6 Từ nay đến cuối năm, thị trường ô tô điện sẽ có một cuộc “đổ bộ” nhiều mẫu mới đến từ các thương hiệu khác nhau. VinFast VF3   Mẫu xe đầu tiên có thể nhắc đến là VinFast VF3 từng được trưng bày tại Triển lãm VinFast – Vì tương lai xanh vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM. Theo kế hoạch, VinFast VF3 sẽ chính thức nhận đăng ký đặt mua vào tháng 9 tới.   VinFast VF3 là mẫu xe điện cỡ nhỏ đầu tiên được VinFast nghiên cứu phát triển dựa trên những đặc tính và thói quen giao thông của người tiêu dùng nội địa. Dù mới chỉ lộ diện tại Triển lãm vừa qua nhưng đã được nhiều người ưa thích.   Xe có chiều dài tổng thể khoảng 3.114 mm, với thiết kế 2 cửa bên hông, 1 cửa cốp sau, không gian nội thất đủ cho 5 người ngồi. Xe được phân phối dưới 2 phiên bản Eco và Plus. Mercedes-Benz EQB 250   Đáng chú ý, Mercedes-Benz Việt Nam sẽ ra mắt bộ 3 xe điện SUV trong sự kiện triển lãm của hãng tại TP.HCM từ ngày 23-9 đến 26-9. Bộ 3 SUV mới của thương hiệu Đức gồm EQB, EQE và EQS SUV.   Mercedes-Benz EQB được bán tại Việt Nam sẽ là EQB 250 với giá bán 2,289 tỉ đồng.   Mercedes-Benz EQB 250 được trang bị một mô tơ điện đặt trước có công suất 190 mã lực, mô-men xoắn 385 Nm cho phép tăng tốc từ 0-100 km/h trong 9,2 giây. Đáng chú ý, mẫu xe có thể di chuyển được quãng đường 452 km theo chuẩn WLTP với bộ pin 66,5 kWh. Mercedes-Benz EQS 500 4MATIC SUV Mẫu xe thứ hai là Mercedes-Benz EQE SUV sẽ là EQS 500 4MATIC SUV được trang bị 2 động cơ điện cho tổng công suất 516 mã lực, mô-men xoắn 633 Nm với hệ dẫn động 4 bánh. Bộ pin có dung lượng 90,6 kWh cho phép xe chạy được quãng đường lên tới 547 km. Được biết giá xe được hãng công bố ở mức 3,999 tỉ đồng. Mercedes-Benz EQS SUV 500 4Matic   Mẫu xe cuối cùng là Mercedes-Benz EQS SUV. Xe được trang bị 2 động cơ điện có tổng công suất 443 mã lực, mô-men xoắn 828 Nm đi kèm bộ pin 108,4 kWh cùng hệ dẫn động 4 bánh. Hãng công bố thời gian sạc nhanh của EQS SUV 500 4Matic là 31 phút để đầy từ 10% lên 80%. Quãng đường tối đa di chuyển được là 616 km. Haima 7X-E   Mẫu xe tiếp theo sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam là Haima 7X-E. Theo kế hoạch, nhà phân phối sẽ giới thiệu và mở bán chính thức mẫu xe điện này vào tháng 9 tới. Haima 7X-E sẽ nhắm vào phân khúc MPV 7 chỗ được nhiều người yêu thích.   Xe có kích thước tổng thể lần lượt là 4.815 x 1.874 x 1.720 mm, chiều dài cơ sở 2.860 mm với ghế ngồi hàng ghế thứ 2 được bố trí độc lập kiểu 2+2+3. Haima 7X-E sở hữu khối động cơ điện công suất 201 mã lực, mô men xoắn cực đại 340 Nm và dẫn động bánh trước. Bộ pin dung lượng pin lớn, lên tới 71.37 kWh của CALT cho phép Haima 7X-E có thể di chuyển với quãng đường 460 km sau mỗi lần sạc.   Giá bán dự kiến của Haima 7X-E sẽ vào khoảng gần 1,1 tỉ đồng. KIA EV6   Tiếp đến, KIA EV6 là mẫu xe điện nằm ở phân khúc B-SUV đã từng được Thaco công bố kế hoạch sẽ cho ra mắt vào quý II-2022. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kế hoạch ra mắt mẫu KIA EV6 đã bị lùi lại và nhiều người dự đoán mẫu xe này sẽ ra mắt trong tháng 9 tới.   KIA EV6 được chia sẻ cùng nền tảng kiến trúc xe điện mới E-GMP (Electric – Global Modular Platform) cùng với Hyundai Ioniq 5. Theo công bố từ phía nhà sản xuất, KIA EV6 có phạm vi hoạt động tối đa lên đến 510 km, có 2 tùy chọn động cơ điện gồm đơn và kép cùng 2 bộ pin đi kèm có dung lượng 58 kWh và 77,4 kWh. Hãng KIA cho biết EV6 có thể sạc nhanh từ 10-80% chỉ trong 18 phút.   Mức giá của KIA EV6 hiện chưa được công bố. Nguồn: https://plo.vn/6-mau-o-to-dien-sap-ra-mat-tai-viet-nam-post748169.html

6 mẫu ô tô điện ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9-2023 Đọc thêm »

Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi lắp đặt bộ sạc xe điện

Các lỗi kỹ thuật thường gặp trong thực tế khi lắp đặt bộ sạc xe điện được tổng hợp khi triển khai tiêu chuẩn TR 25:2016 gồm: Thiếu bộ ngắt mạch tự động aptomat (MCB) hoặc không kiểm tra hoạt động của thiết bị sạc khi kết hợp với aptomat. Yêu cầu bắt buộc đối với các trạm sạc xe điện EV là phải có thiết bị bảo vệ quá tải và bảo vệ ngắn mạch. Thiếu thiết bị chống dòng rò có chức năng bảo vệ chống giật điện. Thiếu công tắc dừng khẩn cấp. Thiếu kiểm tra khoảng cách an toàn và độ ô nhiễm môi trường, ví dụ như môi trường ngoài trời, hoặc môi trường trong nhà nhưng là khu công nghiệp sản xuất. Không đạt chuẩn chống bụi và chống nước xâm nhập IP. Với môi trường trong nhà, yêu cầu tối thiểu là IP 41. Với môi trường ngoài trời, yêu cầu tối thiểu là IP 44. Không kiểm tra chống rung và chống sốc. Với môi trường ngoài trời, không kiểm tra ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời hoặc hơi muối biển. Không có phần bảo quản cáp sạc khi không sử dụng. Thiếu kiểm tra phần ngắt của thiết bị bảo vệ dẫn. Thiếu kiểm tra giá trị điện áp ngắn mạch. Thiếu kiểm tra điện áp và tần số dao động của nguồn điện. Thiếu kiểm tra thông số của nguồn điện AC cho các chế độ sạc đặc biệt (sạc nhanh). Không đạt yêu cầu là đối với các trạm sạc nhanh DC có nhiều đầu sạc, các đầu sạc này phải được hoàn toàn cách ly điện.

Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi lắp đặt bộ sạc xe điện Đọc thêm »

5 thói quen cần sửa khi sạc pin cho ô tô điện

Xe điện rất thân thiện với môi trường, nhưng bạn rất dễ bối rối khi gặp những lỗi liên quan đến sạc điện, đặc biệt nếu bạn là người lần đầu mới sử dụng. Việc sử dụng xe điện đòi hỏi phải thay đổi thói quen, đặc biệt là khi sạc. Ngày càng có nhiều người chuyển từ xe chạy bằng xăng sang xe điện, rất có thể họ sẽ mắc một số lỗi phổ biến về thói quen sạc sau đây. Thói quen 1. Sạc pin đến 100% khi không cần thiết Đây có lẽ là một trong những sai lầm ban đầu phổ biến nhất – luôn sạc pin ô tô của bạn ở mức 100% – ngay cả khi không cần thiết. Thường xuyên để pin đầy sẽ thực sự làm hỏng nó, tương tự như việc pin điện thoại và máy tính xách tay xuống cấp theo thời gian. Nếu bạn chủ yếu sử dụng ô tô điện của mình cho những chuyến đi lại ngắn, tốt hơn nhiều là bạn nên để dung lượng pin giảm xuống 10% hoặc 20%, sau đó sạc lại khoảng 80 %. Chỉ sạc pin đến 100% nếu bạn sắp có một hành trình dài. Thói quen 2. Để mức pin của xe ô tô điện xuống quá thấp  Thường xuyên để pin của xe giảm xuống dưới 10% sẽ làm giảm tuổi thọ của pin trong thời gian ngắn. Để pin cạn kiệt trong một hành trình cũng có nghĩa là bạn không có sự lựa chọn về loại trạm sạc bạn muốn sử dụng – vì bạn sẽ phải hy vọng rằng trạm sạc gần nhất đang hoạt động và buộc phải sạc ở trạm sạc này. Cuối cùng, việc sạc pin từ 0% tới 10% buộc phải ở chế độ sạc chậm, vì vậy cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Lưu ý, sạc nhanh chỉ áp dụng cho dải mức độ pin 10% tới 80%. Thói quen 3. Chỉ dựa vào sạc nhanh Rõ ràng, có những lúc bạn cần nạp đầy pin một cách vội vàng – có thể nhanh chóng tăng pin là một cứu cánh trong những chuyến đi đường dài – nhưng điều quan trọng là bạn không nên dựa vào bộ sạc nhanh cho mỗi lần sạc. Sạc nhanh không tốt cho pin về lâu dài – bạn nên sạc chậm khi có thể. Bên cạnh đó các bộ sạc nhanh công cộng cũng có thể khá đắt. Thói quen 4. Sạc ngay sau khi lái xe Đây là một lỗi rất phổ biến, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu lái xe ô tô điện. Nếu bạn dừng xe sau một hành trình dài hoặc lái xe căng thẳng và bắt đầu sạc ngay lập tức, điều này có thể làm giảm tuổi thọ của pin. Tốt hơn hết là bạn nên để xe nguội trước, sau đó cắm điện và bắt đầu sạc. Điều này sẽ bảo vệ pin và giữ cho tuổi thọ pin lâu hơn. Một số bộ sạc thông minh cho phép bạn cắm xe ngay lập tức, nhưng sẽ không bắt đầu sạc cho đến khi bạn chọn sử dụng ứng dụng. Thói quen 5. Không tham gia một giải pháp sạc có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt Hệ thống trạm sạc, thiết bị sạc tại nhà và chính sách bảo hành… là những vấn đề lớn trong thời kỳ đầu của xe điện gia nhập thị trường. Và trong khi tình hình đang dần được cải thiện, nó vẫn còn là bài toán khó với các thương hiệu ô tô điện khi muốn về Việt Nam. Không có gì lạ khi đến một trạm sạc ô tô điện, các trụ sạc đều đang được sử dụng bởi người khác và bạn sẽ phải chờ rất lâu mới tới lượt. Nếu không có tài khoản đặc biệt để được ưu tiên sạc trước, hoặc một ứng dụng sạc để đặt lịch trước, bạn sẽ phải chấp nhận chờ đợi. Điều này có thể đặc biệt khó chịu nếu bạn không còn đủ pin để di chuyển sang những khu vực khác hoặc đi xa. Đây là tình trạng xảy ra rất thường xuyên gần đây với nhiều xe ô tô điện của VinFast. Nguồn: https://medicar.vn/blogs/news/sai-lam-khi-sac-o-to-dien

5 thói quen cần sửa khi sạc pin cho ô tô điện Đọc thêm »

Những lỗi phổ biến khi mua sạc xe ô tô điện

Lỗi số 1: Chỉ sử dụng bộ sạc di động kèm theo xe Bộ sạc di động này có công suất sạc thấp và có thể tốn đến 40 giờ để sạc đầy xe điện của bạn, nhất là với các mẫu xe điện EV mới có dung lượng pin lớn và phạm vi di chuyển dài. Bộ sạc di động này chỉ phù hợp với những nhóm người sử dụng sau: Người sử dụng xe máy điện, xe đạp điện Người sử dụng xe ô tô điện lai với nguồn nhiên liệu chính vẫn là xăng dầu Người sử dụng các mẫu xe ô tô điện mini như Wuling Hongguang EV Người có nhu cầu lái xe rất thấp, 2-3 ngày mới lái một lần ở một quãng đường ngắn. Lỗi số 2: Mua một bộ sạc đắt tiền nhưng thiếu tính năng quan trọng Bạn có thể mắc sai lầm mua một bộ sạc đắt tiền với nhiều tính năng thông minh, nhưng lại thiếu một tính năng quan trọng là khả năng tương thích OCCP. Tính năng OCCP cho phép bên thứ ba phát triển thêm các tính năng thông minh cho bộ sạc của bạn trong tương lai, ví dụ như không sạc ngay khi pin còn nóng, hẹn giờ sạc vào buổi tối v.v… Lỗi số 3: Mua một bộ sạc của một hãng xe không tương thích với các hãng xe điện khác Khi lắp bộ sạc của hãng xe điện Tesla, bộ sạc này có nhiều khả năng sẽ không thể dùng để sạc cho xe điện của các hãng xe điện khác như Ford, Mercedes hoặc Hyundai. Lỗi số 4: Không dự tính độ dài của dây cáp sạc điện trước khi mua Khi dây cáp điện quá ngắn, nếu có xe khác đã đỗ ở vị trí tối ưu, xe điện của bạn có nguy cơ không thể cắm sạc được vì lý do dây không đủ dài. Thông thường, độ dài dây cáp điện nên ở phạm vi 5m-10m. Lỗi số 5: Mua một bộ sạc không đạt tiêu chuẩn và không phù hợp với điều kiện khí hậu Một bộ sạc không đạt tiêu chuẩn sẽ thiếu an toàn với nguy cơ giật điện, nguy cơ cháy nổ, và có thể làm hỏng bộ pin của xe ô tô điện của bạn. Một bộ sạc không phù hợp với điều kiện khí hậu, ví dụ như sản xuất cho thị trường của Anh (UK) nhưng lắp ở Việt Nam, sẽ dễ bị hỏng và gặp nhiều lỗi hơn trong thời gian hoạt động. Lỗi số 6: Tự mua và tự lắp bộ sạc điện Không chỉ gặp nguy cơ bộ sạc điện bị lắp sai và thiếu an toàn, khi tự mua trên mạng và tự lắp bộ sạc cho xe điện, bạn còn phải đối diện với nguy cơ không nhận được bảo hành và bảo hiểm từ bên cung cấp bộ sạc xe điện. Lỗi số 7: Lắp bộ sạc 1 pha vào nguồn điện 3 pha Về mặt kỹ thuật, khi lắp bộ sạc 1 pha vào nguồn điện 3 pha, bộ sạc sẽ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ không tận dụng được công suất của nguồn điện 3 pha, trong khi chi phí đầu tư bộ sạc không hề chênh lệch nhiều. Nhiều khả năng bạn sẽ thấy hối tiếc về sau này khi muốn nâng công suất sạc cho xe điện. Nguồn: SolarQuotes https://www.solarquotes.com.au/electric-vehicles/ev-charger-mistakes/

Những lỗi phổ biến khi mua sạc xe ô tô điện Đọc thêm »

Hyundai Ioniq 5 sản xuất tại Việt Nam, giá từ 1,3 tỷ đồng

31/07/2023 Hyundai đã chính thức ra mắt Ioniq 5 tại Việt Nam từ năm 2022 nhưng thời điểm đó, mẫu xe này chỉ được đưa về các đại lý để người dùng lái thử như một biện pháp “thăm dò” thị trường. Đến nay, hãng mới chính thức công bố lắp ráp sản phẩm ngay tại Việt Nam, đồng thời tiết lộ giá bán của sản phẩm. “Trong hơn một năm, Huyndai Thành Công Việt Nam (HTV) đã cùng đối tác nghiên cứu, đánh giá sản phẩm và điều kiện vận hành thực tế tại Việt Nam để chính thức sản xuất mẫu Ioniq 5 tại nhà máy số 2. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên một mẫu xe điện công nghệ cao của Hyundai Motor được sản xuất tại Việt Nam, đặt nền tảng cho các mẫu xe tiếp theo có thể xuất hiện”, HTV cho biết. Ioniq 5 chính là mẫu xe điện đáng chú ý nhất của Hyundai trên thị trường quốc tế, có mặt tại hàng loạt thị trường khác khau. Tại Việt Nam, xe sẽ phân phối với 2 phiên bản gồm Exclusive với pin 58 kWh, công suất 170 mã lực, quãng đường di chuyển 384 km cho một lần sạc (chuẩn WLTP). Giá bán của model này sẽ là 1,3 tỷ đồng.   Phiên bản cao cấp hơn là Prestige dùng pin 72,6 kWh, công suất 217 mã lực với quãng đường di chuyển 451 km cho một lần sạc. Phiên bản này cũng được trang bị mâm 20 inch, lốp Michelin kèm giá bán là 1,43 tỷ đồng. Đây sẽ là đối thủ trực tiếp của VinFast VF8, giá lần lượt 1,459 và 1,639 tỷ đồng (kèm pin, chưa gồm các khuyến mại đi kèm). Hyundai Ioniq 5 có chiều dài 4.635 mm, chiều dài cơ sở .. Thiết kế của xe được cho là “đến từ tương lai” với cụm đèn hậu và đèn daylight dạng pixel, tạo hình vuông vức. Bên ngoài, xe có các đường gân nổi tạo thành từng khối cắt nhau theo góc 45 độ. Bên trong, xe sử dụng sàn phẳng tạo cảm giác rộng rãi cho khoang nội thất. Các chi tiết như ghế, trần, ốp cửa và tựa tay đều được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường như nhựa tái chế, sợi gốc thực vật và sợi len tự nhiên. Xe sử dụng một cặp màn hình kép 12 inch, trang bị đầy đủ các công nghệ cần thiết trên các mẫu xe hiện đại. Một trong những tính năng đặc biệt của mẫu xe này chính là khả năng sạc ngược cho các thiết bị điện khác. Ioniq 5 tương thích với bộ sạc nhanh DC 350 kW, cho phép sạc từ 10-80% trong 18 phút. Với trạm sạc 50 kW, xe sạc 20-80% trong 56 phút. Nếu sử dụng bộ sạc AC công suất 7,7-10,9 kW, xe sạc đầy mất 6-9h. HTV cho biết sẽ trang bị sẵn sạc tiêu chuẩn 2,5 KW theo xe và tặng gói giải pháp sạc tại nhà cho khách đặt mua xe giai đoạn này. Hãng cũng chia sẻ đang phát triển mạng lưới trạm sạc cùng đối tác, hướng tới mục tiêu phủ 80% các tỉnh thành vào năm 2024. Nguồn: Nhịp sống thị trường

Hyundai Ioniq 5 sản xuất tại Việt Nam, giá từ 1,3 tỷ đồng Đọc thêm »

Các mẫu xe điện EV sạc nhanh nhất 2022

Theo dữ liệu tổng hợp của hãng RecurrentAuto, những mẫu xe điện EV có tốc độ sạc DC nhanh nhất năm 2022 gồm có: Kia EV6 Hyundai Ioniq 5 Tesla Nissan Leaf VW ID.4 Ford Mustang Mach-E Lưu ý rằng, để đảm bảo không làm giảm tuổi thọ của pin, sạc nhanh chỉ áp dụng đến mức sạc đầy 80%, sau đó sẽ chuyển sang sạc chậm. Mẫu xe Hyundai Ioniq 5 được lắp ráp tại: Hàn Quốc: nhà máy ở Ulsan (Ulsan Plant 1) Indonesia: nhà máy ở Cikarang, West Java (HMMI) Singapore: nhà máy ở Jurong (HMGICS) Ấn Độ: nhà máy ở Chennai (HMIL) Việt Nam: nhà máy ở Ninh Bình (HTMV).

Các mẫu xe điện EV sạc nhanh nhất 2022 Đọc thêm »

Sạc tại nhà phù hợp tiêu chuẩn của VinFAST, giảm tải trạm sạc công cộng

Yêu cầu về tiêu chuẩn của VinFAST: TCVN 13078:2020 Theo văn bản “Điều kiện sử dụng & Bảo quản pin”, VinFAST cho phép sử dụng các bộ sạc ngoài với điều kiện bắt buộc theo tiêu chuẩn TCVN 13078:2020 hoặc tương đương ( đường dẫn ). Nội dung cụ thể của TCVN 13078:2020 áp dụng cho sạc chậm tại nhà là như sau: TCVN 13078-1:2020 (tương đương với IEC 61851-1:2017): Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 1: Yêu cầu chung (Electric vehicle conductive charging system – Part 1: General requirements) TCVN 13078-21-1:2020 (tương đương với IEC 61851-21-1): Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 21-1: Yêu cầu tương thích điện từ đối với bộ sạc lắp trên xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều (Electric vehicle conductive charging system – Part 21-1: Electric vehicle on-board charger EMC requirements for conductive connection to an AC/DC supply) TCVN 13078-21-2:2020 (tương đương với IEC 61851-21-2): Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 21-2: Yêu cầu về xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều – Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc không lắp trên xe điện (Electric vehicle conductive charging system – Part 21-2: Electric vehicle requirements for conductive connection to an AC/DC supply – EMC requirements for off-board electric vehicle charging systems). Ngoài ra, các phần của TCVN 13078:2020 không áp dụng cho sạc tại nhà, mà áp dụng cho sạc nhanh DC gồm có: TCVN 13078-23:2020 (IEC 61851-23:2014): Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 23: Trạm sạc điện một chiều cho xe điện (Electric vehicle conductive charging system – Part 23: DC electric vehicle charging station) TCVN 13078-24:2022 Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 24: Truyền thông kỹ thuật số giữa trạm sạc điện một chiều cho xe điện và xe điện để điều khiển sạc điện một chiều (Electric vehicle conductive charging system – Part 24: Digital communication between a d.c. EV charging station and an electric vehicle for control of d.c. charging) TCVN 13078-25:2023: Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 25: Thiết bị cấp điện một chiều cho xe điện có bảo vệ dựa trên phân cách về điện (Electric vehicle conductive charging system – Part 25: DC EV supply equipment where protection relies on electrical separation) Hạn chế của TCVN 13078:2020 và cách khắc phục với TR 25:2022 Hạn chế lớn nhất của TCVN 13078:2020 là không đảm bảo chống điện giật. Hạn chế này đã và đang được Bộ GTVT xem xét và đưa ra đề xuất tiêu chuẩn mới. Hạn chế ở trên của TCVN 13078:2020 có thể được nhanh chóng khắc phục bằng cách áp dụng tiêu chuẩn TR 25:2022 của Singapore cho các sản phẩm bộ sạc và quy trình lắp đặt trạm sạc, trụ sạc. Tiêu chuẩn TR 25:2022 cũng tương thích với các tiêu chuẩn IEC 61851‐1, IEC 61851‐21‐2, IEC 61851-23, IEC 61851-24 và IEC 62752 cho sạc xe điện. Các sản phẩm sạc nào đạt tiêu chuẩn TR 25:2022 Theo Ủy ban Giao thông đường bộ của Singapore, các sản phẩm bộ sạc sau đây được công nhận là đạt tiêu chuẩn TR 25:2022:   Thương hiệu Mã sản phẩm bộ sạc ABB ·         Terra 54 CG, Terra 54HV CG ·         Terra 94 C, Terra 94 CC, Terra 94 CJ ·         Terra 124 C, Terra 124 CC, Terra 124 CJ ·         Terra 184 C, Terra 184 CC, Terra 184 CJ ·         Terra DC Wallbox 24 C2J, Terra DC Wallbox 24 C2, Terra DC Wallbox 24 C2C2 ·         Terra DC Wallbox 25 C2J, Terra DC Wallbox 25 C2, Terra DC Wallbox 25 C2C2 ·         Terra DC Wallbox 26 C2J, Terra DC Wallbox 26 C2, Terra DC Wallbox 26 C2C2 ·         Terra AC W7-G5-R-0 ·         Terra AC W7-G5-R-C-0 ·         Terra AC W11-G5-R-0 ·         Terra AC W22-G5-R-C-0 ·         Terra AC W7-G5-RD-MC-0 ·         Terra AC W22-G5-RD-MC-0 ·         Terra DC Wallbox 24 JJ, Terra DC Wallbox 25 JJ, Terra DC Wallbox 26 JJ BMW BMW-10-EC240522-E1R Charge+ Marvel 72 (DH-AC0140XG58-B) Mercedes ·         IC-CPD-B-G10-P24-16A-DA ·         IC-CPD-B-G10-P37-16A-DA Mercedes-Benz ·         A0009067408 Porsche ·         7PP.971.675.B ·         9Y0.971.675.BE ·         9Y0.971.675.BG ·         9Y0.971.675.BJ ·         PMCP11A Schneider Electric ·         EVB1A7PCKI ·         EVB1A7PCRI ·         EVB1A22PCKI ·         EVB1A22PCRI ·         EVF2S22P44R ·         EVH4S03NC ·         EVH4A03NC ·         EVH4S07NC ·         EVH4A07NC ·         EVH4S11NC ·         EVH4A11NC Siemens ·         8EM1310-3EJ04-3GA1, 8EM1310-3EJ04-3GA2, 8EM1310-3EJ04-0GA0 ·         8EM1310-2EJ04-3GA1, 8EM1310-2EJ04-3GA2, 8EM1310-2EJ04-0GA0 Star Charge ·         DH-AC0070XG70, DH-AC0110XG70, DH-AC0220XG70 ·         DH-DC1800SG56, DH-DC1500SG56, DH-DC1200SG56 ·         DH-DC0300HG57 ·         DCST-EN-002-360-01 ·         AC0070EN02535 ·         AC0070EN02525 ·         AC0070EN03125 ·         AC0110EN02535 ·         AC0110EN02525 ·         AC0110EN03125 TESLA ·         1529455-00-D, 1529455-00-E, 1529455-02-D, 15299455-02-E Kết luận Vậy các bạn có thể trang bị bộ sạc tại nhà phù hợp với tiêu chuẩn của VinFAST nhằm giảm tải trạm sạc công cộng bằng các nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm sạc của Star Charge (đã có mặt rộng rãi ở Việt Nam) Sản phẩm sạc của Charge+ (đã có mặt ở Hà Nội và TP HCM) Sản phẩm sạc của các hãng ô tô điện nổi tiếng như BMW, Mercedes-Benz, Porsche, Tesla Sản phẩm sạc của các hãng thiết bị điện và tự động hóa nổi tiếng như ABB, Schneider Electric, Siemens.

Sạc tại nhà phù hợp tiêu chuẩn của VinFAST, giảm tải trạm sạc công cộng Đọc thêm »

Malaysia trở thành thủ phủ của xe điện hạng sang ở Đông Nam Á

Dân số chỉ bằng 1/44 so với Trung Quốc, quốc gia Đông Nam Á này đang trở thành thủ phủ của xe điện hạng sang, doanh số tăng 200% kể từ đầu năm 16/08/2023 Quốc gia này đang trở thành miếng bánh béo bở cho phân khúc xe điện hạng sang hơn bao giờ hết. Mới đây nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz cho biết họ đang nhắm mục tiêu Malaysia là một trong những thị trường sẽ có dòng sản phẩm chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2030, sau khi trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ra mắt xe điện lắp ráp trong nước tại quốc gia Đông Nam Á này vào đầu năm. Doanh số bán xe điện của Mercedes tại Malaysia đã tăng 200% trong năm nay, vượt xa mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 120% trong nửa đầu năm. Và trong khi ô tô chạy hoàn toàn bằng điện chiếm khoảng 11% doanh số bán hàng toàn cầu của nhà sản xuất ô tô Đức – những chiếc xe điện của họ ở Malaysia chiếm khoảng 30% trong tổng doanh thu của họ. Ông Bettina Plangger, Phó chủ tịch Mercedes-Benz Malaysia cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước: “Mọi người ngày càng quan tâm đến xe điện với nhu cầu lớn. Chúng tôi rất lạc quan rằng chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu này tại Malaysia.” Malaysia đang tập trung phát triển hệ sinh thái xe điện và đã đưa ra các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy việc áp dụng xe điện rộng rãi. Quốc gia này đặt mục tiêu xe điện sẽ chiếm 15% tổng sản lượng ngành vào năm 2030. Hai trong số các nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới là BYD Tesla đều đã ra mắt tại Malaysia trong năm qua. Tuy nhiên, định vị của Mercedes ở phân khúc cao cấp của thị trường đã “né” được các đối thủ khi “một mình một ngựa” ở phân khúc xe sang. Với 5 mẫu xe và 7 phiên bản đồng nghĩa với việc hãng sở hữu nhiều dòng xe điện nhất được cung cấp tại Malaysia. Mặc dù được lắp ráp trong nước nhưng chiếc xe điện EQS 500 4Matic có giá khởi điểm 649.000 ringgit ( tương đương với 142.000 USD) – khiến nó trở thành chiếc xe điện đắt nhất tại thị trường Malaysia. Để so sánh, mẫu xe thể thao đa dụng Model Y của Tesla có giá khởi điểm 199.000 ringgit, tương đương khoảng 43.400 USD, trong khi chiếc xe điện Dolphin của BYD có giá khởi điểm 99.900 ringgit và Atto 3 hàng đầu của hãng có giá từ 149.800 ringgit. Plangger cho biết Mercedes tập trung nhiều hơn vào giá trị mà họ có thể cung cấp cho khách hàng với tư cách là một thương hiệu sang trọng, thay vì cân nhắc về giá cả. EQS đi kèm với hệ thống lái bán tự động, đánh lái trục sau và hàng ghế sau điều chỉnh điện với ghế bọc da nappa. Plangger nói thêm: “Cuối cùng, vấn đề không phải là giá cả, mà là bạn có thể cung cấp gì cho khách hàng của mình với mức giá đó. Đó là giá trị. Chúng tôi sử dụng công nghệ tốt nhất và chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng của mình trải nghiệm một cách tốt nhất.” Đầu năm nay, đối tác bán lẻ quan trọng của Mercedes tại Malaysia là Hap Seng Star đã thông báo rằng họ đã ký một thỏa thuận với Mercedes Benz Malaysia để chuyển mô hình bán hàng hiện tại sang mô hình đại lý. Điều này sẽ mang lại cho nhà sản xuất ô tô nhiều tương tác trực tiếp hơn với khách hàng và cũng kiểm soát tốt hơn về giá cả. Bên cạnh đó, Mercedes cũng đang hợp tác với Gentari Bhd – đơn vị di động xanh của công ty dầu khí nhà nước Petronas và EV Connection để mở rộng mạng lưới sạc điện tại Malaysia. 5 trạm sạc đã được thiết lập trên đường cao tốc, bao gồm cả trung tâm sạc xe điện đầu tiên của Malaysia. Mercedes cũng có kế hoạch giới thiệu thêm hai phiên bản xe điện tại Malaysia vào cuối năm 2023. Theo Reuters Nguồn: Nhịp sống thị trường https://markettimes.vn/dan-so-chi-bang-1-44-so-voi-trung-quoc-quoc-gia-dong-nam-a-nay-dang-tro-thanh-thu-phu-cua-xe-dien-hang-sang-doanh-so-tang-200-ke-tu-dau-nam-36925.html

Malaysia trở thành thủ phủ của xe điện hạng sang ở Đông Nam Á Đọc thêm »

Charge+: Xe điện các hãng khác có thể sạc tại trạm của Charge+ ở Việt Nam và Đông Nam Á ngay năm nay

Charge+ App on: Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.chargeplus.chargeapp App Store: https://apps.apple.com/sg/app/charge/id1481750244 VinGroup không cho xe điện hãng khác sạc Ngày 17 tháng 5 năm 2023, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Tại đây, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã có những chia sẻ liên quan tới đơn vị sản xuất xe điện của tập đoàn – VinFast. Cổ đông đặt câu hỏi về việc liệu VinFast cho các hãng xe điện khác dùng chung trạm sạc xe điện của mình hay không. Ông Phạm Nhật Vượng đã trả lời: “Chúng tôi xác định chiến lược rõ ràng là sau 10 năm nữa sẽ cho các hãng xe khác dùng chung sạc. Hiện tại, không có lý do gì bỏ ra 500 – 700 triệu USD để xây dựng các hạ tầng mà lại cho các đối thủ dùng chung. Điều đó không đúng”. Trong video được đăng tải trên kênh YouTube chính thức, VinFast cũng từng làm rõ các vấn đề liên quan tới trạm sạc. Chỉ xe VinFast được phép sử dụng các trạm sạc của hãng này thiết lập. Hãng nêu ra 9 điều cần lưu ý khi sạc xe tại trạm sạc VinFast, trong đó có thông tin là “Khách hàng sử dụng xe VinFast mới được phép sạc tại trạm sạc của VinFast”. Như vậy, trạm sạc xe điện VinFast chỉ cho xe điện của hãng này sử dụng. VinFast còn đưa ra một số lưu ý khác như khách hàng không được phép kéo dây từ trụ sạc ra bên ngoài phạm vi khoang đỗ đã được thiết kế, khách hàng chỉ sạc xe khi đèn led trên trụ sạc có màu xanh lá cây và màn hình trụ sạc ở trạng thái HOME, khách hàng không được di chuyển xe khi súng sạc vẫn đang cắm vào xe… Charge+ cho xe điện hãng khác sạc ở Việt Nam ngay năm nay Ngày 18 tháng 5 năm 2023, tờ Straits Times (Singapore) cho rằng, đến cuối năm 2024, người dùng xe điện (EV) có thể di chuyển khoảng 5.000 km qua năm quốc gia ở Đông Nam Á bằng cách truy cập mạng lưới các trạm sạc bằng một ứng dụng điện thoại thông minh. Cụ thể, công ty Charge+ có trụ sở tại Singapore đã công bố kế hoạch xây dựng 45 trạm sạc tốc độ cao kết nối Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Các trạm sạc này được dự định đặt dọc theo đường cao tốc và trong các thành phố ở các quốc gia trên. Theo công bố này, 18 địa điểm đầu tiên do Charge+ sở hữu và vận hành sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024. Chúng được lên kế hoạch đặt tại Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan), Phnom Penh (Campuchia), Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Còn 27 địa điểm kế tiếp là sự kết hợp của những địa điểm thuộc sở hữu của Charge+ và các đối tác, sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng từ cuối năm 2025.  Lái xe có thể sử dụng các trạm ở cả năm quốc gia thông qua ứng dụng điện thoại thông minh Charge+ để thanh toán cho dịch vụ sạc xe điện. Ứng dụng này sẽ có thể xử lý nhiều loại tiền tệ khác nhau của các quốc gia khác nhau và sẽ có đầy đủ chức năng để phục vụ làn sóng trạm sạc đầu tiên khi được đưa vào sử dụng. Charge+ cũng đã công bố kế hoạch của mình cho mạng lưới sạc xe điện rộng khắp tại hội nghị thượng đỉnh Future Mobility Asia 2023 tại Bangkok. Tờ báo nêu thêm, sạc dùng cho xe điện sẽ nhanh hơn. Trong khi phần lớn các bộ sạc sẽ được đánh giá ở mức 120 kW, một số sẽ thậm chí còn nhanh hơn, ở mức gần 300 kW. Cắm Tesla Model 3 EV vào trạm sạc nhanh 120kW trong 30 phút, dự kiến sẽ tăng thêm phạm vi hoạt động từ 250km đến 300km. Ông Ong Tze Boon, Chủ tịch Charge+, đã mô tả kế hoạch mới nhất nhằm kết nối 5 quốc gia với bộ sạc EV của họ là “một cột mốc chiến lược khác trong hành trình Charge+ trở thành đối tác sạc EV có tác động thực sự trong khu vực này”. Theo kế hoạch, Charge+ có mạng lưới phân thành 4 chặng. 700km đầu tiên bao gồm các trạm ở Singapore, Yong Peng, Ayer Keroh, Simpang Ampat, Bangi và Kuala Lumpur. Chặng thứ hai dài 1.500km nối Penang với Bangkok với các trạm sạc ở Juru, Phuket, Thap Sakae và Bangkok. Tuyến Bangkok đến Thành phố Hồ Chí Minh là chặng thứ ba. Trải dài 1.100 km, đặt các trạm ở Pattaya, Rayong, Sihanoukville, Phnom Penh và Thành phố Hồ Chí Minh. Chặng cuối là tuyến cao tốc ven biển Bắc Nam dài 1.700 km, có các trạm tại Phan Thiết, Đà Nẵng và Hà Nội. Charge+ lên kế hoạch cho khoảng cách giữa hai trạm sạc liên tiếp là khoảng 120km. Tham khảo: 1. Nhịp sống thị trường https://markettimes.vn/10-nam-nua-moi-duoc-dung-tram-sac-cua-vingroup-nhung-xe-dien-hang-khac-co-the-duoc-sac-o-tram-cua-mot-cong-ty-singapore-ngay-nam-sau-28137.html 2. The Straits Times (Singapore) https://www.straitstimes.com/singapore/transport/singapore-firm-to-set-up-ev-charging-network-across-5-countries-in-south-east-asia

Charge+: Xe điện các hãng khác có thể sạc tại trạm của Charge+ ở Việt Nam và Đông Nam Á ngay năm nay Đọc thêm »

Các cấp độ bảo vệ IP

Chỉ số IP Chỉ số IP (viết tắt của Ingress Protection) là cấp độ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nước. Hai chữ số sau IP thể hiện mức độ bảo vệ của thiết bị khi chống lại tác động bên ngoài đối với sự xâm nhập của chất rắn và sự xâm nhập của chất lỏng. Mã số bảo vệ, cấp độ bảo vệ và phương pháp kiểm tra cho chỉ số IP được định nghĩa chi tiết trong tiêu chuẩn quốc tế IEC 60529:2001. Chữ số đầu tiên:  Mã bảo vệ chống sự xâm nhập của các vật rắn Mã Cấp bảo vệ 0 Không bảo vệ 1 Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 50mm. 2 Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 12.5mm. 3 Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước >2.5mm. 4 Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 1mm. 5 Chống bụi xâm nhập. 6 Chống bụi xâm nhập hoàn toàn. Chỉ số thứ 2:  Mã bảo vệ chống sự xâm nhập của nước và chất lỏng Mã Cấp bảo vệ 0 Không có bảo vệ 1 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng 2 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng và góc nghiêng 15 độ. 3 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng và góc nghiêng 60 độ. 4 Chống lại sự xâm nhập của nước phun theo mọi hướng. 5 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập những tia nước theo mọi hướng. 6 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của những tia nước có áp lực 7 Bảo vệ chống sự xâm nhập của nước khi ngâm trong nước ở một độ sâu nhất định trong một thời gian nhất định 8 Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước khi ngâm trong nước ở độ sâu và thời gian ngâm ngặt nghèo hơn cấp độ 7 Các cấp độ IP thường gặp Cấp bảo vệ IP21 Có khả năng chống bụi ở kích thước lớn hơn 12,5mm và chống nước là các giọt nhỏ li ti. Cấp bảo vệ IP55 Chống bụi xâm nhập nhưng không hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bụi xâm nhập cũng không gây ảnh hưởng cho thiết bị. Các hạt bụi, cát đá đều bị ngăn lại. Đảm bảo chống nước hiệu quả ngay cả khi phun nước trực tiếp vào. Cấp bảo vệ IP67 Chống bụi xâm nhập hoàn toàn, Bảo vệ chống sự xâm nhập của nước khi ngâm trong nước ở một độ sâu nhất định trong một thời gian nhất định. Tham khảo: IEC https://www.iec.ch/ip-ratings

Các cấp độ bảo vệ IP Đọc thêm »

EVN: Ảnh hưởng của các trạm sạc xe điện đến hệ thống lưới điện quốc gia

Khi xe điện đi vào hoạt động, việc xây dựng hạ tầng trạm sạc cũng ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống điện tại Việt Nam. Phụ tải cho xe điện có thể tăng vài trăm MW tới vài GW cho những năm tiếp theo. Việc phát triển các trạm sạc còn ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện và chất lượng điện năng.

EVN: Ảnh hưởng của các trạm sạc xe điện đến hệ thống lưới điện quốc gia Đọc thêm »

Giỏ hàng
Lên đầu trang